(DMNC) Theo đánh giá của Hãng nghiên cứu thị trường ComScore (Mỹ), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho biết số lượng người sử dụng internet mỗi năm trong nước tăng nhanh. Đây được đánh giá là điều kiện lý tưởng để cho các trang mạng xã hội xuất (MXH) hiện và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường không gian mạng tại Việt Nam giúp con người kết nối lại gần nhau và trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên bên cạnh những giá trị mà nó đem lại, các trang mạng xã hội đang là một rào cản lớn đối với đời sống đức tin của người Công giáo đặc biệt các bạn trẻ.
* Nên thánh hay sa ngã
Sự ra đời của các trang mạng xã hội như: youtube, facebook, tiktok, zalo, Twitter …. đã trở thành công cụ thông tin liên lạc và chia sẻ cộng đồng phổ biến đối với hàng tỷ người trên thế giới. Việc tìm kiếm thông tin như: đọc sách báo, tin tức, lưu trữ dữ liệu, chia file, xem phim ảnh, học tập, làm việc, kết nối, tâm sự, kinh doanh, mua bán, kêu gọi từ thiện, vv….Giúp cho con người làm việc một cách hiệu quả và nhanh nhất. Đối với đời sống đức tin người Công giáo, đây cũng là điều kiện giúp cho những người không thể đến nhà thờ, giúp người trẻ học hỏi giáo lý, kinh thánh, các vấn đề liên quan đến đức tin và đời sống đạo,… Không ít Kitô hữu sử dụng tài khoản riêng và xem đó như là một kênh thông tin kết nối phong phú đa dạng, không chỉ người Kitô hữu, nhiều linh mục, tu sĩ đã tham gia MXH và kết bạn với nhiều người tín hữu khác với mong muốn loan truyền lời Chúa giữa thời đại công nghệ số.
Kể từ thời ĐTC Bênêđictô XVI, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện quen thuộc để Tòa Thánh mở rộng vòng tay với cộng đồng. Các vị đứng đầu Giáo hội Công giáo đã không “làm ngơ” mạng xã hội khi nó ngày càng trở nên quen thuộc với các “công dân mạng”. Ngày 12/12/2012, ĐTC Bênêđictô XVI đã chính thức gia nhập mạng xã hội Twitter với tên truy cập là Benedict XVI, để cập nhật tình trạng cũng như những thông điệp của mình tới giáo dân. Bất cứ ai cũng có thể đăng ký để theo dõi các thông điệp của ĐTC bằng nhiều thứ tiếng thông qua địa chỉ @Pontifex. Từ đó, Tòa Thánh đã trở thành thành viên “tích cực” của truyền thông xã hội. Cụ thể nhất, năm 2021, tình hình dịch bệnh cả nước đã trở nên trầm trọng hơn với số ca mắc COVID-19 cùng với số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch COVID-19 đã lan ra toàn bộ 63 tỉnh, thành tại Việt Nam đã tác động lớn đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội lẫn đời sống tín ngưỡng tôn giáo. Chính lúc này sức mạnh của mạng xã hội ngày càng được phát huy, các giáo phận, giáo xứ, hội đoàn,… đều chuyển sang hình thức trực tuyến như: thánh lễ online, chầu trực tuyến, hội họp trực tuyến,…
Chính vì những lý do đó, Giáo hội luôn kêu gọi các tín hữu Công giáo sử dụng mọi phương tiện truyền thông sẵn có để loan báo Tin Mừng. Đồng thời luôn trân trọng mọi trang web và mạng xã hội do cá nhân các tín hữu trong và ngoài Công giáo thực hiện, nếu các phương tiện truyền thông ấy thể hiện được chân lý, công bằng và bác ái. Qua đây, chúng ta đang dần “nên thánh” nhờ sự ra đời của các trang MXH với mục đích loan tỏa tình thương của Chúa và phát triển Giáo hội.
Dẫu biết rằng, sự tiện ích mà công nghệ đem lại chắc hẳn ai cũng đều công nhận về những giá trị mà nó mang đến, nó đã giúp mọi người dễ dàng trong việc tìm kiến thông tin và cập nhập tin tức, chỉ cần một click chuột là sẽ biết mọi sự diễn ra trên thế giới. Thế nhưng trong sự tiện ích đó, tưởng chừng con người đựơc nối lại gần nhau hơn, sẽ sống nhân văn, sống tích cực để đạt tới sự hoàn thiện bản thân hơn thì dường như không ít các bạn trẻ ngày nay đang bị nó làm chủ và không còn biết mình đang nên thánh hay sa ngã giữa thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẻ. Đây cũng là nỗi băn khoăn lo lắng cho các bậc phụ huynh, những người hữu trách cũng như nỗi lo của Giáo hội. Bởi song song với các trang web và mạng xã hội tốt đẹp do những cá nhân tín hữu thực hiện, còn có những trang web và mạng xã hội khiến con người trở nên mù quáng trong thế giới ảo.
* Mối quan tâm đạo đức
Giới trẻ ngày nay đang đứng trước cơn khủng hoảng về các gí trị luân lý, đạo đức và có nguy cơ loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của mình. Không ít người vì thiếu hiểu biết, sống buông thả chỉ biết sống cho chính mình mà không cần quan tâm đến những người xung quanh, thích tự do, thích hưởng thụ, lạm dụng MXH chỉ biết khỏe hoang. So với 10 năm trước đây nhiều bạn trẻ có ngoại hình xinh đẹp, học hành giỏi giang, tham gia nhiều hoạt động xã hội luôn được cộng đồng mạng ca ngợi, giờ đây bất kỳ chàng trai cô gái nào cũng có thể trở nên “nam thần”, “nữ thần” qua những app chỉnh sửa của chiếc điện thoại thông minh để đăng lên các trang MXH để có thật nhiều người theo dõi, ca ngợi. Có người giành thời gian kêu gọi người quen thả “tim”, “thương thương” để được nhiều người chú ý, dần dần hành vi này chuyển thàn một thói quen mà không nghĩ gì về hành động đang làm, không nghĩ mình đang “like” về điều gì?, nội dung bài “like” đó như thế nào?, Và rồi hành động “click like” trở thành một phản xạ, một thói quen, like một cách vô tội vạ,… Người trẻ dần trở nên vô tâm, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, một số khác sống trong lối suy “cùn” của chủ nghĩa tương đối, nghĩa là: học tương đối, thân tương đối, tình yêu tương đối, giữ đạo cũng thương đối và yêu mến Chúa cũng tương đối thôi, mà MXH chính là “tuyệt đối”. Chính lối suy nghĩ đó, ta dễ nhìn thấy nơi người trẻ một thực trạng chung đó là muốn tự do, ngại lập gia đình, thích hưởng thụ. Họ đã xem MXH như “người bạn tri kỉ” tuyệt đối, giành nhiều thời gian vào những việc vô bổ như: xem phim, chơi game, giải tỏa nhu cầu sinh lý qua các trang web đen,..
Theo thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến giữa năm 2018 Việt Nam có khoảng 360 mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp trong nước được cấp giấy phép và đang hoạt động. Với khoảng 55 triệu người sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng 57% dân số và chủ yếu tập trung sử dụng các mạng xã hội lớn như Facebook, YouTube, Zalo… Còn Theo thống kê từ Google Trends, người dùng Internet tại Việt Nam có xu hướng tìm kiếm các nội dung khiêu dâm nhiều hơn sau khi hàng loạt nhà mạng chặn truy cập web phim người lớn.
Những người sủ dụng internet rất dễ bị rơi vào bẫy coi nội dung khiêu dâm, vì dễ tiếp cận và luôn có sẵn, chỉ cần một click chuột sẽ biết đủ mọi thứ và tha hồ lựa chọn. Hành trình thoát khỏi cám dỗ khiêu dâm trong một con người là một hành trình đi từ sự thiếu hiểu biết đến hiểu biết, từ tránh né đến hành động cụ thể, từ xấu hổ đến liêm chính, từ dối trá đến trung thực,…. Trong những trường hợp này, nhiều bậc phụ huynh hay những người có trách nhiệm cũng khó có thể kiểm soát được tần suất việc làm của con trẻ. Đây cũng là nỗi băn khoăn lớn của các bậc phụ huynh và những người hữu trách. Chính lúc này, cần nâng cao nhận thức và đào tạo luân lý đầy đủ cho con trẻ và thanh thiếu niên.
Nhiều chuyên gia y tế cảnh báo về nguyên nhân trầm cảm hiện nay do nghiện điện thoại, game,. Đặc biệt là facebook đến nổi phải đưa đi bệnh viện tâm thần điều trị. Trong 3 nhóm tuổi (học sinh và thanh thiếu niên; phụ nữ trước sinh và sau sinh; người cao tuổi), thì nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn đó là học sinh và thanh thiếu niên. Các nghiên cứu cho thấy, người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác và trên 50% số ca tự tử có rối loạn trầm cảm. Khi nghiện Facebook, sẽ dẫn đến mất ngủ, nghèo nàn các kỹ năng xã hội, giảm sút các mối quan hệ thật do sống ảo; hiệu suất công việc, học tập giảm; có thể dẫn đến sử dụng ma túy, chất kích thích…
Các bác sĩ khuyến cáo: Hiện chưa có con số đo lường cụ thể về mốc thời gian, tần suất sử dụng Facebook của cộng đồng. Tuy nhiên, khi một người có các dấu hiệu như: Sử dụng Facebook hàng ngày, khi không có mạng để vào Facebook hoặc bị ngăn cản, cấm vào Facebook sẽ cảm thấy bồn chồn, khó chịu; vào Facebook mọi lúc, mọi nơi kể cả khi đang làm việc, học tập; việc sử dụng Facebook làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập… thì đó là dấu hiệu của nghiện Facebook. Đây là lúc cảnh báo bạn nên ngừng sử dụng Facebook nếu không muốn gặp phải những hệ lụy lớn hơn…
Những hệ lụy mà MXH đem lại nếu ta không biết sử dụng đúng cách nó tác động không chỉ đến từng cá nhân mà ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, của Giáo Hội. Những vấn đề nói trên cũng chính là những vấn đề mục vụ cần được quan tâm và đưa ra các hướng giải quyết. Bởi tuổi trẻ là mầm non, là tương lai cho sự phát triển của Giáo Hội. Đây cũng là một thách đố lơn đối với Giáo Hội.
Ước mong đời sống đức tin nơi người trẻ biết cách sự dụng không gian mạng xã hội một cách có hiệu quả để mở rộng truyền thông, tạo tương quan trong các mạng xã hội để xây dựng các cộng đoàn ngoài đời thực và rao truyền sứ điệp của Chúa Ki tô trên quy mô toàn cầu./.
Nguồn: conggiaoonline.com