Duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất với các nội dung như sau:

Vị trí quy mô lập quy hoạch.

Mô tả quy hoạch

– Vị trí: Khu vực quy hoạch thuộc xã Gia tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (được xác định tại Trích lục và đo chỉnh lý thửa đất bản đồ địa chính số 3526/2017, tỷ lệ 1/1000 do Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh thực hiện ngày 18/5/2017). Ranh giới và nghiên cứu được giới hạn như sau:

– Phía Bắc: Giáp đất nông nghiệp.

– Phía Nam: Giáp đất nông nghiệp.

– Phía Đông: Giáp đất nông nghiệp.

– Phía Tây: Giáp đất nông nghiệp.

b) Quy mô: 136.27m2 (bao gồm hai khu đất khu đất: Khu A diện tích 134.086à khu và B diện tích 2.184m2).

Thông tin quy hoạch

Thuyết minh quy hoạch

THUYẾT MINH TỔNG HỢP

QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500

TRUNG TÂM ĐỨC MẸ NÚI CÚI, GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

ĐỊA ĐIỂM: XÃ GIA TÂN 1, HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI.

1           PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.       Lý do lập quy hoạch và mục tiêu, nhiệm vụ đồ án

1.1.1        Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch

Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi là  dự án xây dựng một quần thể văn hóa tâm linh tại giáo phận Xuân Lộc, để tôn vinh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thuộc giáo phận Xuân Lộc, đây là nơi hành hương tâm linh để các Linh mục, tu sĩ và bà con giáo dân đến tĩnh tâm và cầu nguyện, đã được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận Thành lập Trung tâm Mục vụ tại văn bản số 2532/UBND-VX ngày 31.03.2014; Ban Tôn giáo tỉnh cấp Giấy công nhận Trung tâm Mục vụ là tổ chức tôn giáo trực thuộc Tòa Giám mục Xuân Lộc tại Văn bản số 18/GCN-BTG  ngày 31/3/2014; Giấy chứng nhận Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi tại Văn bản số 15/GCN-BTG  ngày 06/3/2015; Giao đất để đầu tư xây dựng công trình tôn giáo tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất tại Quyết định số 2519/QĐ-UBND ngày 25.08.2015;

Giáo phận Xuân Lộc hiện nay gồm có: tỉnh Ðồng Nai, và một phần tỉnh Bình Dương với tổng diện tích 6,439 km2. Theo bản thống kê tính đến ngày 30/09/2017, Giáo phận Xuân Lộc có: 1.004.732  giáo dân sống trong 254.531 gia đình tại 260 giáo xứ và 23 giáo họ biệt lập, do 02 Đức Giám mục và 618 Linh mục Triều, Dòng chăm sóc mục vụ, cùng với sự phục vụ của 2.278 tu sĩ nam nữ.

Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi có vị trí thuộc Gia Tân 1, là một xã nằm ở phía Bắc huyện Thống Nhất, nằm trên tuyến đường Quốc lộ 20 với chiều dài 5km, là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Quốc lộ 1 với các tỉnh vùng Tây Nguyên, tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa nước ngoài, phát triển các ngành kinh tế dịch vụ – Thương mại,…có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong tương lai. Trong những năm gần đây, trên đà phát triển chung của kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Xã Gia Tân 1 cũng đã có những bước phát triển và những thành tựu nhất định trên các lĩnh vực. Các điểm dân cư từng bước đã được định hình rõ nét và phát triển dọc theo tuyến đường Quốc lộ 20. Tôn giáo chính là Thiên chúa giáo chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 98% trên địa bàn xã . Các Giáo Xứ và giáo dân đều thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, thực hiện tốt đời, đẹp đạo, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển văn hóa tinh thần, và kinh tế, xã hội tại địa phương.

Việc xây dựng Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi có thể đem lại nhiều lợi ích cho người dân và địa phương của xã Gia Tân 1 nói riêng, và của tỉnh Đồng Nai nói chung. Trước hết, Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi  là nơi hành hương tâm linh giúp nâng cao đời sống văn hóa tâm linh cho giáo dân của tỉnh và khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, để sống theo đường hướng của Giáo Hội và sống phúc âm trong lòng dân tộc Việt Nam: “Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống, một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc; Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc” (Thư chung HĐGMVN năm 1980). Kế đến, Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi đóng góp cho tỉnh Đồng Nai thêm một thắng cảnh mới gần gũi với thiên nhiên, là điểm văn hóa tâm linh thu hút có thể giúp kích thích phát triển hoạt động kinh tế xã hội và du lịch tại địa phương. Ngoài ra, đây cũng có thể là yếu tố giúp phát triển đô thị và cải thiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đời sống người dân ở khu vực. Được sự đồng ý của UBND tỉnh Đồng Nai, và Sở Xây Dựng, Tòa Giám Mục Xuân Lộc tiến hành lập Quy hoạch chi tiết xây dựng  Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi, tại Xã Gia Tân 1, Huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.  Đây là bước tiếp theo góp phần cụ thể hoá quy hoạch của Huyện Thống Nhất.

Banner 01

1.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ đối với khu vực quy hoạch

Các mục tiêu và nhiệm vụ của việc thiết lập quy hoạch đô thị TL 1/500 của Dự án Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi bao gồm các việc:

Tạo cơ sở pháp lý quản lý mặt bằng sử dụng đất, quản lý xây dựng, tiếp tục các bước thiết kế và lập dự án đầu tư xây dựng công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng cho Dự án Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi

Cụ thể hóa và góp phần hoàn thiện các định hướng về không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với đồ án Quy hoạch chung Xã Gia Tân 1;

Tăng tính hiệu quả sử dụng đất khu vực, đầu tư có trọng tâm theo từng giai đoạn, đảm bảo mỹ quan.

Gắn kết mật thiết, hài hòa với các khu vực chức năng lân cận, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể đô thị.

Xây dựng phù hợp với đặc điểm về: điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, đất đai, môi trường, khí hậu, cảnh quan…); Kinh tế (hiện tại và tiềm năng phát triển); Xã hội (phong tục, tập quán và nhận thức thẩm mỹ …).

Xác định phạm vi, ranh giới và quy mô đất đai phù hợp với Quy hoạch chung đã được phê duyệt;

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hợp lý và xác định hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp, đảm bảo khu vực phát triển hài hòa, bền vững và vảo vệ môi trường;

Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; xác định các chỉ tiêu, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, cốt xây dựng cho các lô đất; vị trí, quy mô các công trình.

Xác định mật độ xây dựng, tầng cao xây dựng, các chức năng trong khu quy hoạch;

Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết hợp các khu vực xung quanh, phù hợp với quy hoạch chung và các chỉ tiêu chính về quy hoạch đã được duyệt.  Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về cơ sở hạ tầng ;

Quy hoạch hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng (giao thông, san nền thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, thoát nước thải và vệ sinh môi trường).

Đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng.

1.2.Cơ sở lập thiết kế quy hoạch

Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 18/6/2014;

Luật Quy hoạch đô thị được Văn phòng Quốc hội ban hành Văn bản hợp nhất số: 01/VBHN-VPQH ngày 20/7/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 (Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ký ngày 5/12/2017  có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2019)

Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về Lập, thẩm định, phê duyệt và Quản lý quy hoạch đô thị;

Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của chính phủ về việc quản lý không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị;

Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch;

Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05/04/2017 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

Thông tư 06/2013/TT-BXD ngày 13/05/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị;

Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ xây dựng sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ xây dựng hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị;

Thông tư số 01/2011/TT- BXD ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ xây dựng về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

Quy chuẩn Việt Nam số QCVN:01/2008/BXD về quy hoạch xây dựng, Quy chuẩn Việt Nam số 07/2010/BXD của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị,

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 32:2011/BTTTT về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông;

Quy chuẩn thiết kế, các quy phạm, tiêu chuẩn thiết kế Quy hoạch đô thị hiện hành của Nhà nước và các văn bản khác có liên quan.

Công văn số 2532/UBND-VX ngày 31.03.2014 của UBND tỉnh Đồng Nai, v/v  chấp thuận Thành lập Trung tâm Mục vụ

Công văn số 18/GCN-BTG  ngày 31/3/2014 của Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai v/v  công nhận Trung tâm Mục vụ là tổ chức tôn giáo trực thuộc TGM Xuân Lộc.

Công văn số 15/GCN-BTG  ngày 06/3/2015 của Ban Tôn giáo Đồng Nai v/v  công nhận Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi là tổ chức tôn giáo trực thuộc TGM Xuân Lộc.

Quyết định số 2519/QĐ-UBND ngày 25/08/2015 của UBND v/v  Giao đất để đầu tư xây dựng công trình tôn giáo tại xã Gia Tân 1.

Công văn số 12457/UBND-CNN  ngày 29/11/2017 của UBND tỉnh Đồng Nai, v/v  giới thiệu địa điểm cho Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi đầu tư xây dựng công trình tôn giáo tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Công văn số 1902/UBND-KGVX  ngày 28/02/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai, v/v  chấp thuận chủ trương xây dựng các công trinh tôn giáo của Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi, huyện Thống Nhất.

Quyết định số 2432/QĐ-UBND ngày 16.07.2018 của UBND v/v  Giao đất để xây dựng công trình tôn giáo tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất.

Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai, ban hành quy định về việc cấp giấy phép quy hoạch trên địa bàn  tỉnh Đồng Nai.

Giấy phép Quy hoạch số 07/GPQH ngày 20/6/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai cấp cho dự án Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi, tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tinh Đồng Nai, diện tích 13,627 Ha.

Quyết định số 3144/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 của UBND huyện Thống Nhất V/v Phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Giấy phép xây dựng số 3144/GPXD-UBND ngày 22/11/2016 của UBND huyện Thống Nhất V/v cho phép xây dựng công trình đường dây điện trung thế 22kv và TBA 3P-560kVA 22/0,4 kV cấp điện cho Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi.

Quyết định số 4690/QĐ-UBND  ngày 8/12/2017 của UBND huyện Thống Nhất duyệt điều chỉnh cục bộ  quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và văn bản thỏa thuận chuyên ngành có liên quan.

Bản đồ khảo sát hiện trạng TL 1/500.

Bản đồ đo đạc địa chính tỉ lệ 1/500 của TT đo đạc thuộc Sở TN &MT.

Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi do Công ty CP Tư vấn Kiểm định Xây dựng Đông Nam thực hiện năm 2017.

Các số liệu về khí tượng thuỷ văn, địa hình

2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG

2.1.   1. Vị trí & đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1    Vị trí và giới hạn khu đất

Khu vực quy hoạch thuộc xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, được giới hạn như sau:

Phía Bắc giáp đất trồng cây

Phía Nam giáp rừng cao su và đất trồng cây

Phía Đông giáp Khu Công nghiệp Phú Cường và đường Quốc lộ 20

Phía Tây giáp hồ Trị An.

Quy mô đất đai:  bao gồm hai lô đất, Khu A rộng 134.086 m2 và Khu B rộng 2184 m2, tổng cộng là 136.270 m2.

2.1.2   Địa hình, địa mạo

Xã Gia Tân 1 có dạng địa hình đồi lượn sóng, xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình vào khoảng 105m so với mặt nước biển. Cụ thể chia làm 3 dạng như sau:

– Dạng địa hình bằng: Có độ dốc <3o, thích hợp để quy hoạch đất ở.

– Địa hình đồi lượn sóng: Có độ dốc 3 – 8o,  dạng địa hình này thích hợp cho các loại hình trồng cây: hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc dài ngày và cây ăn quả.

– Địa hình cao: Có độ dốc dao động trong khoảng 8đến lớn hơn 20, dạng địa hình này thích hợp cho các dạng cây công nghiệp dài ngày hoặc trồng rừng.

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch  có hai khu vực, khu đỉnh núi Cúi ở cao độ khoảng 172m và khu chân núi ở cao độ khoảng 95m. Khu đất xây dựng các công trình nói chung có địa hình dốc, tương đối bằng phẳng.

2.1.3   Địa chất

Địa chất công trình: Xã Gia Tân 1 có chung kết cấu địa tầng của vùng Đông Nam Bộ, nền đất ổn định và cường độ chịu nén bình quân vào khoảng 1,5 – 1,7 kg/cm². Tuy nhiên hệ số kết dính thấp, dễ bị xói mòn.

Tại khu vực nghiên cứu lập quy hoạch đã thực hiện khoan 4 hố khoan với tổng chiều sâu 60m (15m/hố) và khảo sát địa kỹ thuật. Khảo sát cho thấy mực nước tĩnh tại khu vực tương đối ổn định, trung bình khoảng -9,8, tuy có thể dâng lên hạ xuống tùy theo điều kiện tự nhiên tại khu vực khảo sát công trình. Các lớp đất trong khu vực bao gồm lốp A – đất san lấp dày khoảng 0,9m, và lớp B – đá sét kết, ít-bền-bền-vừa, là lớp đá có cường độ kháng nén tương đối trung bình, thích hợp cho việc làm móng đơn hoặc móng băng.

2.1.4   Thủy văn

Trên địa bàn xã không có hệ thống sông suối lớn chảy qua nhưng có hồ Trị An với dung lượng nước lớn nên nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất rất dồi dào. Hệ thống kênh, rạch cũng tương đối đầy đủ, nhìn chung đáp ứng đủ nhu cầu nguồn nước cho sản xuất cũng như sinh hoạt nếu đưa vào khai thác. Chế độ thủy văn chịu sự chi phối chủ yếu của điều kiện khí hậu chung toàn vùng và điều kiện tiểu vùng địa hình.

Khu vực quy hoạch có cao độ tương đối cao nên hoàn toàn không ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy triều trên sông hồ.

2.1.5   Khí hậu

Khu quy hoạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu đặc trưng khí hậu vùng Đông Nam Bộ, mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.

Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc và không khí nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và không có mưa.

Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm, thuộc không khí xích đạo và nhiệt đới.

Nắng nhiều, trung bình khoảng 2200 – 2600 giờ/năm, nhiệt độ trung bình 25-260C.

Lượng mưa bình quân khoảng 2000 – 2100 mm/năm.

Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 – 85%.

Lượng bốc hơi trung bình từ 1100 – 1400 mm.

2.2   Hiện trạng

2.2.1   Hiện trạng sử dụng đất và kinh tế xã hội

Khu đất tại xã Gia Tân 1 hiện là khu đất trồng cây tạp, hiện có một số người ở do Tòa Giám Mục Xuân Lộc cử đến để phục vụ cho việc quản lý khu vực.

Hiện cho đến nay, xã Gia Tân 1 có các dự án đã và đang thực hiện triển khai gồm: “Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và một số hạng mục phát triển hạ tầng”, “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020” các dự án này đã đánh giá tương đối đầy đủ, đúng thực trạng đất đai, cơ sở hạ tầng thiết yếu theo yêu cầu quy hoạch nông thôn mới. Đây là một trong những thuận lợi trong công tác chỉ đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội mang tính chất lâu dài, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Xã có Quốc lộ 20 và đường liên xã Đức Huy – Thanh Bình chạy qua, nên rất thuận lợi cho cho việc giao lưu hàng hóa và giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận. Ngoài ra xã còn có Hồ Trị An là khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai, dự án điểm du lịch sinh thái Thác Reo là động lực thúc đẩy sự phát triển các loại hình dịch vụ – Du lịch và nuôi trồng thủy sản của xã.

2.2.2   Hiện trạng giao thông

Hiện đang có đường đất nối vào khu vực, dự kiến sẽ được địa phương hợp tác đầu tư để xây dựng và/hoặc cải tạo thành hai tuyến đường vào chính cho khu đất: Tuyến đường nhựa D1 rộng 13m nối vào mạng giao thông của khu vực dưới chân núi của dự án và vào và tuyến đường nhựa N2 nối lên núi rộng 10m (bao gồm mương 2 bên, mỗi bên 1m).

Ngoài ra còn có tuyến đường đất nối lên núi hiện hữu N1 rộng 10m (bao gồm mương 2 bên, mỗi bên 1m), có một đoạn nằm ngoài ranh nên không tính trong quy hoạch.

Khu vực nằm trong xã có các hạ tầng kỹ thuật nông thôn trục xã và đường trong các ấp, xóm nhỏ, không có hệ thống thoát nước

Các tuyến chính nói trên sẽ kết nối ra Quốc lộ 20 ở phía Đông. Định hướng quy hoạch hệ thống giao thông Quốc lộ 20 theo lộ giới: 52m, và Đường song hành phía Tây QL20 theo lộ giới: 32m. Đối với các cầu trên quốc lộ, đường tỉnh đều phải xây dựng theo cấp tải trọng H30-XB80, do các tuyến này lưu lượng xe cộ qua lại cao và tập trung nhiều xe có tải trọng lớn.

2.2.3   Hiện trạng cấp điện và chiếu sáng đô thị

Lưới trung thế hiện tại trên Quốc lộ 20 đảm bảo đủ khả năng chuyển tải cấp nguồn cho các trạm biến áp

Hiện trạng trong khu quy hoạch chưa có hệ thống cấp điện hoàn chỉnh,có tuyến 0,4KV hiện hữu cấp điện sinh hoạt cho khu.

2.2.4  Hiện trạng cấp nước đô thị

Khu quy hoạch hiện nay chưa có mạng lưới đường ống cấp nước máy.

+Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã có hồ Trị An với diện tích khoảng 716ha, là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt.

+ Nguồn nước ngầm: Phân bố đều trên toàn xã, có thể khai thác và sử dụng  cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô và một số khu vực không có khả năng cung cấp nước mặt. Mực nước ngầm có thể khai thác ở độ sâu 20-40m.

Giai đoạn từ năm 2019 trở đi chuyển sang sử dụng nước mặt, hình thức cấp nước tập trung. Nguồn nước được lấy từ nhà máy nước Kiệm Tân (đang thi công) qua đường ống chuyển tải D600 chạy dọc qua Quốc lộ 20 hiện hữu. Mạng lưới ông cấp nước cho điểm dân cư trung tâm xã được thiết kết đấu nối trực tiếp với tuyến ống D600 dự kiến chạy dọc QL20. Mạng lưới ống có đường kính D100-D150 được thiết kế hoàn thiện, đảm bảo cấp nước an toàn, đầy đủ đến từng hộ dân và đơn vị dùng nước, đồng thời định hướng đấu nối với hệ thống cấp nước của khu vực lân cận.

Nguồn nước hiện đang được sử dụng trong khu quy hoạch được lấy từ nguồn nước ngầm thông qua các giếng khoan, chất lượng nguồn nước không ổn định, tùy thuộc vào vị trí và độ sâu của giếng khoan.

2.2.5  Hiện trạng nền đất và thoát nước

Nền đất:   Khu đất quy hoạch có diện tích 136.270 m2; hầu hết diện tích khu quy hoạch là đất trồng cây tạp nhiều loại; địa hình tương đối phẳng, thấp. Có các mương xây, mương đất là các mương tưới và mương tiêu thủy lợi cùng các ao hồ nhỏ.

Địa hình dạng triền đồi, nước mưa từ các vùng cao tập trung xuống các mương hình thang hiện hữu, sau đó thoát vào các cống qua đường hiện hữu rồi chảy vào các khe suối và thoát ra hồ Trị An.

Hướng đổ dốc không rõ rệt.

Cao độ mặt đất từ 73,62 m (Ranh phía Đông Bắc, vị trí đặt cống qua đường thoát ra suối) đến 174,24 m (Khu vực Nhà Nguyện hiện hữu). Cao độ đường giao thông từ 101,29 m đến 173,40 m (cao độ Quốc gia), độ dốc lớn.

Khu vực quy hoạch có cao độ tương đối cao so với mực nước hồ Trị An nên việc thoát nước mưa rất thuận lợi.

Thoát nước:  Khu vực quy hoạch đã xây dựng các tuyến mương hình thang dọc theo các triền đồi, kết hợp với cống qua đường Φ800 để thoát nước mưa. Nói chung, khu vực hiện chưa xây dựng hệ thống thoát nước đô thị. Nước mặt chủ yếu là thoát tự nhiên.

2.2.6  Thoát nước thải và vệ sinh môi trường

Nhìn chung công tác môi trường của xã tương đối tốt, hầu hết rác thải dọc QL20 và trong khu dân cư được hợp tác xã thu gom và tập trung về bãi rác tập trung Lô Cao Su. Tuy nhiên bên cạnh đó phải vận động bà con tiếp tục triển khai xây dựng hầm bioga để hạn chế gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

– Môi trường không khí: Chất lượng môi trường không khí chưa bị ô nhiễm do hoạt động giao thông, hoạt động sản xuất nông nghiệp, sơ chế nông sản, …

– Môi trường nước: Nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt từ các giếng khoan và giếng đào có chất lượng nước tốt, hợp vệ sinh. Chất lượng nước tại các suối trên địa bàn chưa bị ô nhiễm. Hiện tại trong khu vực dân cư nước mưa chảy tràn theo địa hình tự nhiên, nước thải chăn nuôi và sinh hoạt tự thấm hoặc thoát ra các kênh rạch xung quanh. Đa số các hộ dân sử dụng bể tự hoại có giếng thấm đảm bảo vệ sinh môi trường.

– Môi trường đất: Hiện nay, tình trạng sử dụng quá nhiều chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng kém vệ sinh ở các khu dân cư nông thôn có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường đất. Quá trình phát triển kinh tế xã hội sẽ phát sinh các chất ô nhiễm và làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường do các chất thải nông nghiệp, công nghiệp, rác thải sinh hoạt, … Do vậy, cần có biện pháp bảo vệ và cải thiện, đảm bảo chất lượng các thành phần môi trường như: Bố trí bãi tập trung rác và có phương án thu gom rác từ các khu dân cư địa phương, … nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm quỹ đất.

Trong khu vực quy hoạch hiện nay chưa hệ thống thu gom, xử lý nước thải.  Nước thải từ các công trình được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó thoát ra các mương suối hoặc tự thấm. Rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt hay chôn.

2.2.7   Thông tin liên lạc

Hiện trạng trong khu quy hoạch chưa có hệ thống viễn thông .

2.3.Đánh giá Hiện trạng khu đất xây dựng

2.3.1 Thuận lợi

Về vị trí, nơi đây nằm bên bờ hồ Trị An có quang cảnh đẹp, và gần tuyến đường Quốc lộ 20 với chiều dài 5km, là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Quốc lộ 1 với các tỉnh vùng Tây Nguyên, do đó, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển khu vực này trong tương lai, phục vụ nhu cầu phát triển văn hóa tinh thần, và kinh tế, xã hội tại địa phương.

Việc xây dựng Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi có thể đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, và tâm linh cho người dân và địa phương của xã Gia Tân 1 nói riêng, và của tỉnh Đồng Nai nói chung. Do đó, dự án được sự ủng hộ của chính quyền các cấp và của người dân.

2.3.2 Khó khăn

Phải đầu tư toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, trên nguyên tắc kết nối với hạ tầng xung quanh.

2.3.3 Kết luận

Khu vực thuận lợi cho việc xây dựng dự án Trung tâm Đức Mẹ Núi Cúi.

nguồn : Cổng Thông Tin của Bộ Xuân Dựng

http://quyhoach.xaydung.gov.vn/vn/quy-hoach/4262/duyet-quy-hoach-chi-tiet-xay-dung-ty-le-1-500-trung-tam-duc-me-nui-cui-tai-xa-gia-tan-1–huyen-thong-nhat-tinh-dong-nai.aspx

Từ khoá:

Bài viết liên quan ĐỨC MẸ NÚI CÚI